Những điều tân sinh viên cần biết!

Những điều tân sinh viên cần biết để trở thành một sinh viên thành công

Những điều tân sinh viên cần biết!
Dear các bạn tân sinh viên!


Với tư cách một người từng trải qua thời sinh viên “khói lửa” và hiện đang là một giảng viên, Thầy có một số lời khuyên với các bạn như sau:

1. PHẢI ỔN ĐỊNH CHỖ Ở MỚI YÊN TÂM HỌC HÀNH
Thầy cho rằng kí túc xá (KTX) nên là ưu tiên một trong việc tìm chỗ ở. Vì ở KTX chi phí thấp, lại gần trường và nhiều bạn bè, anh chị nên dễ dàng cho việc học kinh nghiệm của người đi trước (đặc biệt là mượn sách)... Dĩ nhiên ở KTX cũng có nhiều điều bất tiện (nhất là đối với các chú "Gà công nghiệp"). Có thể nói KTX là một xã hội thu nhỏ, trong đó có nhiều mặt tốt cũng như nhiều mặt xấu. Vì vậy, nếu bạn sống được trong môi trường đó 4 năm mà không sa ngã (lầy là chuyện bình thường – biết kết quả thi rồi ray rứt cho việc lầy – lầy nhưng đừng lội) thì sức đề kháng của bạn sẽ tăng lên và bạn sẽ học được rất nhiều kỹ năng, vốn sống mà trên giảng đường không dạy. Hơn nữa, ở tập thể nên các sinh viên dễ giám sát (dòm) nhau, nếu ở trọ thì mạnh ai nấy sống dễ dẫn đến tình trạng hư hỏng.

Còn đối các bạn ở với gia đình hay anh chị ở trung tâm thành phố thì nên sắp xếp lịch học và lịch đi lại cho tiết kiệm thời gian. Vì UEL mình ở Thủ Đức nên di chuyển đi và về rất tốn thời gian. Cần phải sử dụng hết thời gian một ngày khi lên UEL.

2. THAY ĐỔI CÁCH HỌC

Học đại học rất khác ở phổ thông là các bạn phải chủ động, tự quản lý quá trình học của mình, phải có khả năng tự nghiên cứu, tự tìm kiếm kiến thức của mình. Giảng viên chỉ đóng vai trò truyền cảm hứng, hỗ trợ các bạn trong quá trình học. Trường Đại học sẽ cung cấp cho các bạn một môi trường học học tập, sinh viên là người tự tìm kiếm kiến thức, tri thức cho bản thân. Các bạn cần rèn luyện cho mình khả năng sự đam mê đọc sách, đặc biệt phải đọc giáo trình trước và sau khi đến lớp và ghi lại các điều thắc mắc, chưa hiểu để đến lớp nhờ giảng viên giải đáp dùm. Giảng viên sẽ đánh giá cao các bạn hay có các câu hỏi. Ngoại trừ trường hợp bất khả kháng, các bạn không được cúp học. Ở Đại học mỗi giảng viên có phong cách dạy khác nhau, mỗi người đều có điểm hay. Học xong mỗi buổi nên tóm tắt lại bài học. Học xong chương nào xử lý bài tập chương đó. Vì chỉ học đến tuần thứ 8 là đã phải kiểm tra giữa kỳ rồi. Nếu các bạn không học từ đầu đến tuần 15 kết thúc, tuần 16 thi lúc này các bạn “vắt chân lên cổ” học cũng không kịp. Học kiểu này chỉ đối phó chứ không tích luỹ kiến thức. "Phải tích dần về lượng mới biến đổi về chất".

Một sai lầm nữa là các bạn cho rằng chỉ học mấy môn chính - chuyên ngành thôi, còn mấy môn còn lại chỉ học đối phó. Thật ra mỗi môn học đều có mỗi vai trò khác nhau trong toàn bộ kiến thức được trang bị ở đại học. Giống như các vật tư, thiết bị trong xây dựng một ngôi nhà. Mỗi loại vật tư thiết bị đều có vai trò riêng. Nếu thiếu một trong các thiết bị thì ngôi nhà sẽ không chắc chắn. Vì vậy nên học đều các môn. Tất nhiên các môn chuyên ngành thì phải nhiều hơn. 

Tóm lại, điều quan trọng của học đại học là lấy kiến thức để đi làm chứ không phải học để đi thi (mặc dù thi cũng quan trọng - rớt phải đóng ngu phí) và phải học bắt đầu từ “con tim” chứ không phải bị “nhồi nhét”.

3. PHÁT TRIỂN CÁC KỸ NĂNG

Năng lực của con người bao gồm: (i) kiến thức; (ii) kỹ năng; (iii) thái độ. Do vậy, nếu bạn chỉ học giỏi thôi chưa đủ, mà bạn cần phát triển các kỹ năng và xây dựng cho mình một tinh thần, thái độ sống tích cực.

Tiếng Anh và Tin học là 2 kỹ năng không thể thiếu để đi làm. Vì vậy, các bạn cần tập trung học và phải giỏi 2 kỹ năng này. Nên nhớ rằng học tiếng anh quan trọng nhất là để giao tiếp, viết chứ không phải để thi.

Ngoài 2 kỹ năng trên, các bạn nhớ rằng để đi làm được ngoài kiến thức các bạn còn phải có nhiều kỹ năng mềm khác như: giao tiếp, làm việc nhóm, quản lý thời gian, giải quyết xung đột…. Các kỹ năng này được tích luỹ thông qua giảng đường và các hoạt động khác. Vì vậy các bạn nên tham gia các hoạt động đoàn hội, các hoạt động xã hội như chủ nhật xanh, mùa hè xanh hay hoạt động các câu lạc bộ, đội nhóm theo sở trường, sở thích của mình; phải rèn luyện thể lực tốt thông qua các hoạt động thể dục, thể thao... Tuy nhiên, cần phải cân đối thời gian giữa học, hoạt động và nghỉ ngơi. 

4. NÊN TRÁNH
  • Không bạn bè, chơi một mình với smart phone (tự kỷ thế hệ 4.0).
  • Thức khuya đọc "ngôn tình" hay cày phim Hàn, phim Trung rồi ngủ luôn ngày không đi học.
  • Ngủ luôn bỏ ăn sáng.
  • Đi tối hay đi khuya một mình.
  • Không có kế hoạch chi tiêu hợp lý.
  • Đi làm thêm quá nhiều dẫn đến lấy tiền đóng ngu phí (tiền học lại) nhiều hơn tiền kiếm được.
  • Yêu nhau cởi áo cho lun...
  • Không biết quản trị rủi ro khi yêu....
Tóm lại, 4 năm đại học rất quan trọng đối với mỗi người. Có thể bạn sẽ trở thành hoặc “hoa phong lan, chim cò” hoặc là “cây tùng, cây bách, chim đại bàng”… Nhưng đây cũng là 4 năm mà các bạn rất dễ (lầy) sa ngã vì thay đổi môi trường sống, không còn sự giám sát của cha mẹ, của thầy cô như lúc ở phổ thông. Hơn nữa đây là giai đoạn mà nhiều bạn muốn “khám...rồi...phá” nhiều điều. Vì vậy, vấn đề quan trọng là các bạn phải có ý chí mạnh và phải chiến thắng được chính mình hay không (vượt qua các cám dỗ) để sau này khi trưởng thành không phải thốt lên 2 từ "ước gì". 

Thất bại trong việc chuẩn bị (4 năm học đại học) là chuẩn bị cho việc thất bại (tham gia đội quân thất nghiệp). 
Thầy còn nhiều điều muốn chia sẻ nhưng sợ các bạn choáng. Các bạn hãy từ từ trải nghiệm thời sinh viên nhé!

“Đời sinh viên phải cháy hết mình nhưng đừng để cánh phượng nhẹ nhàng rơi”!!!

Love all ):):

P/s: Muốn thành công các bạn nên đọc và thực hành theo bài viết: "Các bạn trẻ hãy một lần đọc bài này" được đăng trên: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/cac-ban-tre-hay-mot-lan-doc-bai-nay-231441.html


Đỗ Phú Trần Tình – Giảng viên Khoa Tài Chính Ngân Hàng – Trường Đại học Kinh tế - Luật, ĐHQG HCM.

BÌNH LUẬN

Tên

AI,1,Ăn chơi,4,Barack Obama,3,Bất động sản,10,Bí quyết học sinh,1,Bí quyết sinh viên,14,Big Data,1,Blogspot,3,Câu chuyện cuối tuần,17,Covid-19,1,Cuộc sống tươi đẹp,1,Doanh Nhân,5,Du lịch,5,Đám cưới,2,ERP,1,Font,3,Giải trí,2,GYM,5,IoT,1,Jack Ma,1,Jordan Ross Belfort,1,K45 Đô Lương I,5,Kinh tế,10,Kỷ niệm ngày đi làm,9,Kỷ niệm thời học sinh,5,Kỷ niệm thời sinh viên,5,Làm giàu,12,MIS,3,Nguyễn Duy Hưng,1,Nguyễn Mạnh Hùng,2,Phạm Nhật Vượng,5,Phim hay,1,Quan hệ ngoại giao,5,Sách hay,2,Sổ hộ khẩu,1,Sức khỏe,5,Tài chính,1,Tin học,17,Tình yêu,8,VinFast,2,Website,4,Zalo,1,
ltr
item
Đất đẹp - Nơi khởi nguồn tổ ấm: Những điều tân sinh viên cần biết!
Những điều tân sinh viên cần biết!
Những điều tân sinh viên cần biết để trở thành một sinh viên thành công
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhi0d71-fibRudSjQisnGMckt5sPhl9l0lF07URYbhO97qTLzn05xgBcmOHeOvfBC1e9VmONdWm8biNWiFsKg29TN5uQuyl7LOZR0CEMlPFQJuP23NyvZOWZXcYz_ahyphenhyphenfZFD3I98Pkf3Ldr/s640/tan-sinh-vien-can-biet.jpg
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhi0d71-fibRudSjQisnGMckt5sPhl9l0lF07URYbhO97qTLzn05xgBcmOHeOvfBC1e9VmONdWm8biNWiFsKg29TN5uQuyl7LOZR0CEMlPFQJuP23NyvZOWZXcYz_ahyphenhyphenfZFD3I98Pkf3Ldr/s72-c/tan-sinh-vien-can-biet.jpg
Đất đẹp - Nơi khởi nguồn tổ ấm
https://www.datdep.vn/2018/08/nhung-dieu-tan-sinh-vien-can-biet.html
https://www.datdep.vn/
https://www.datdep.vn/
https://www.datdep.vn/2018/08/nhung-dieu-tan-sinh-vien-can-biet.html
true
1519309377797618163
UTF-8
Xem toàn bộ bài đăng Không tìm thấy bài đăng nào Xem tất cả Xem chi tiết Bình luận Hủy bình luận Xóa Người đăng: Home Trang Bài đăng Xem tất cả CÓ THỂ BẠN CŨNG QUAN TÂM: LABEL ARCHIVE Tìm kiếm Tất cả bài đăng Không có kết quả Trở về trang chủ Sunday Monday Tuesday Wednesday Thursday Friday Saturday Sun Mon Tue Wed Thu Fri Sat January February March April May June July August September October November December Jan Feb Mar Apr May Jun Jul Aug Sep Oct Nov Dec just now 1 minute ago $$1$$ minutes ago 1 hour ago $$1$$ hours ago Yesterday $$1$$ days ago $$1$$ weeks ago more than 5 weeks ago Followers Follow THIS PREMIUM CONTENT IS LOCKED STEP 1: Share. STEP 2: Click the link you shared to unlock Copy All Code Select All Code All codes were copied to your clipboard Can not copy the codes / texts, please press [CTRL]+[C] (or CMD+C with Mac) to copy